• 현재페이지 인쇄

SEOUL – Cơ sở 2 (Cheonan), 10 khối trường, 52 khoa

Global Dynamic Sangmyung University

Trường Đại học liên ngành Khoa học Công nghệ

Khoa máy tính–điện–điện tử

Khoa máy tính–điện–điện tử được hợp thành bởi 3 bộ môn trực thuộc trường Đại học liên ngành Khoa học Công nghệ là bộ môn kỹ thuật điện, bộ môn liên ngành công nghệ điện tử và bộ môn công nghệ máy tính từ năm 2017. Nhằm đào tạo các nhân tài sở hữu kỹ thuật cao dẫn đầu ngành công nghiệp năng lượng mới trong tương lai, bộ môn kỹ thuật điện trang bị các bài giảng, kiến thức mũi nhọn trong lĩnh vực phân tích năng lượng và truyền tải chuyển hóa điện, bộ môn liên ngành công nghệ điện tử giảng dạy tập trung vào lĩnh vực rô bốt lắp ráp và rô bốt thông minh để bồi dưỡng những nhân tài có khả năng sử dụng kết hợp phần cứng và phần mềm. Bên cạnh đó, bộ môn công nghệ máy tính đào tạo chuyên hóa vào lĩnh vực phần mềm nền tảng, phần mềm ứng dụng, thông tin/network/an ninh với mục tiêu nuôi dưỡng nhân tài cần thiết trong ngành công nghiệp phần mềm thuộc lĩnh vực ICT. Để làm được điều này, chúng tôi trang bị giáo trình giảng dạy gồm đầy đủ các kiến thức cần thiết trong từng môn học, kết hợp với thực nghiệm và luyện tập giúp các em củng cố lý thuyết, bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp chương trình giáo dục chuyên sâu đến những em học sinh muốn học, tham gia vào các tiết học, khóa học phân tích vấn đề và ứng dụng giải quyết thực tiễn tại bậc cao học. Những học sinh nghiêm túc học tập và thực hành theo chương trình của khoa sau khi tốt nghiệp sẽ có khả năng làm việc ở nhiều lĩnh vực đa dạng của ngành máy tính–điện–điện tử.

Bộ môn kỹ thuật điện

Với ý nghĩa là “nơi nuôi dưỡng nhân tài sử dụng thành thạo kỹ năng liên ngành kỹ thuật dẫn dắt ngành công nghiệp năng lượng mới trong tương lai”, bộ môn kỹ thuật điện tập trung vào tất cả các kỹ năng để đào tạo nguồn nhân lực kỹ sư kỹ thuật/kỹ sư hiện trường hay chuyên gia trong lĩnh vực phân tích nghiên cứu nguồn năng lượng, những người dẫn đầu trong ngành năng lượng môi trường tương lai. Khác với bộ môn kỹ thuật điện của các trường đại học khác, chúng tôi định hướng giảng dạy tập trung vào các ngành chuyên môn CDR như kỹ thuật chuyển hóa điện mới, thiết bị điện thông minh, năng lượng tái tạo mới, giải pháp quản lý điện để nuôi dạy ra những kỹ sư có khả năng sử dụng tích hợp phần cứng (H/W) và phần mềm (S/W), kết hợp nhuần nhuyễn cả lý thuyết lẫn thực hành.

Bộ môn liên ngành công nghệ điện tử

Bước vào thế kỷ 21, các doanh nghiệp đều yêu cầu nguồn nhân lực tích hợp tư duy về phần cứng và phần mềm. Với tư cách là môn học trọng tâm, cốt lõi trong ngành ICT và mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực tài năng tích hợp phần cứng và phần mềm, bộ môn công nghệ điện tử giảng dạy các môn học cơ sở và ứng dụng liên quan đến rô bốt lắp ráp–cốt lõi của thiết bị ICT và rô bốt thông minh–sự kết hợp của mạng lưới vạn vật kết nối Internet, máy bay không người lái (drone) hay rô bốt đi bằng hai chân, deep learning robot–những yếu tố trọng tâm của thời đại siêu kết nối. Đặc biệt nhằm đào tạo nguồn nhân lực thực tiễn, bộ môn của chúng tôi đẩy mạnh các chương trình có sự hợp tác trao đổi giữa nhà trường và doanh nghiệp, xây dựng chương trình giảng dạy lấy nền tảng là những tiêu chuẩn, yêu cầu làm việc tại các công ty nhà nước. Thêm vào đó, do đặc tính môn học, các em dễ dàng học liên kết với các khoa chuyên ngành khác trong bộ môn máy tính–điện–điện tử hay hoàn thành chương trình chuyên ngành hai, sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm đa dạng từ các doanh nghiệp lớn như Samsung, LG điện tử, LS Sanjeon, hàng không vũ trụ Hàn Quốc, ô tô KIA Hyundai đến các công ty liên doanh vừa và nhỏ trong và ngoài nước.

Bộ môn khoa học máy tính

Bộ môn khoa học máy tính được xây dựng dựa trên nền tảng bộ môn khoa học điện tử và bộ môn xử lý dữ liệu thông tin thành lâpk năm 1993 và được phát triển thành bộ môn như hiện nay, trang bị kiến thức cơ bản và chuyên ngành cần thiết trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Trên nền tảng đó, các em học sinh sẽ được học tập kinh nghiệm cùng kiến thức đa dạng cần thiết để phát triển phần mềm trong lĩnh vực phần mềm ứng dụng với trọng tâm là IoT (Internet of Things–Mạng lưới thiết bị kết nối Internet). Trong bối cảnh ngành công nghiệp phần mềm đang ngày càng chiếm vai trò quan trọng như hiện nay, nguồn nhân lực tay nghề cao lại càng cần thiết hơn, do đó chúng tôi xây dựng chương trình giảng dạy thông qua các bài học thực nghiệm và áp dụng thực tiễn để củng cố, trang bị kiến thức kỹ năng cơ bản cần thiết cho việc phát triển phần mềm, cung cấp các bài học chuyên ngành đa dạng, cùng với đó trau dồi kinh nghiệm cho các em thông qua các tiết học, chương trình ứng dụng thực tế. Như vậy, nếu các em nghiêm túc học tập theo chương trình của nhà trường, sau khi tốt nghiệp, sẽ có đủ năng lực làm việc trong lĩnh vực phát triển phần mềm của ngành tích hợp và ứng dụng đa dạng–nền tảng của ICT.